Cách chăm sóc cún cảnh đúng cách và bảo vệ cún cưng Phần 1
Cún
là một thú cưng được nhiều người nuôi nhất. Bạn đã biết cách chăm sóc cún cưng của mình chưa? Khi nuôi cún thì bạn sẽ phải
thường xuyên thực hiện các việc như xén lông, cắt móng và tắm rửa cho chúng.
Nhưng làm như thế nào cho đúng và hợp lý đây ? Cùng tham khảo bài viết sau đây
nhé!
Da
và bộ lông của cún là một yếu tố rất quan trọng phản ánh sức khỏe của cún cũng
như đánh giá tính thẩm mỹ vẻ đẹp của chú cún. Dễ thấy nhất chính là bộ lông của
chúng, chính vì thế việc chăm sóc bộ lông cho cún mượt mà, bóng khỏe luôn được
người chủ để tâm đến.
Các dạng lông cún
Cún
có nhiều dạng lông khác nhau, nhưng chủ yếu là: Lông cứng, lông mịn và lông
xoăn. Ở ta hay phân biệt lông cún: Ngắn, dài, thưa, dày.
Nếu
không được chăm sóc từ bé, nhiều chú cún chẳng thích thú gì với việc chăm sóc bộ
lông cho chúng, nhất là khi phải lật ngửa chúng ra.
Thị
trường có bán đủ các loại sữa tắm, dầu xả… chuyên dụng cho tất cả các loại cún
khác nhau. Điều quan trọng là bạn phải chọn loại hợp với bộ lông của chú cún
nhà bạn.
Cách thức chăm sóc lông cún từ yếu tố bên ngoài
Chăm
sóc cún phải tương ứng với thể trạng của chúng, giúp chúng được thư giãn, thỏa
mái và đáp ứng tốt những thay đổi về khí hậu, thời tiết trong năm.
Mỗi
dòng cún có cách chăm lông khác nhau. Điều quan trọng là bạn phải chăm sóc bộ
lông cho đúng với giống cún mà bạn đang sở hữu. Lưu ý đến sự khác nhau cơ bản
giữa cún lông ngắn và lông dài.
Loại bỏ ve, rận, ký sinh trùng…gây hại bám trên da và lông cún
Đầu tiên
phải có biện pháp loại trừ tất cả các loại bọ nhảy, ve, rận và các loại ký sinh
trùng gây hại khác bám vào cún. Mỗi loại hay một số loại ký sinh trùng có loại
thuốc diệt riêng. Không gây hại cho cún.
Các
bạn có thể tra trên mạng hay hỏi bác sỹ thú y để được tư vấn. Khi cún bị bọ cắn,
da cún dễ bị nhiễm trùng, cún dễ bị mẩn ngứa, xước da. Da cún khá nhạy cảm và mỏng
nên cần những sản phẩm chăm sóc đặc biệt, dùng loại thuốc chống ký sinh phun
lên lông cún và dọn dẹp chỗ ở của cún.
Diệt ký sinh trên cún
Bọ
chét: loại ký sinh khá nhỏ, không có cánh. Loại này thường có nhiều ở cún sống
trong khí hậu ẩm ướt. Triệu chứng thông thường nhất khi cún bị loại bọ này là
xuất hiện những mẩn đỏ tại một số nơi nhất định của cơ thể cún.
Để
tránh bọ chét, cần để cún sống ở nơi sạch sẽ và dùng loại thuốc diệt bọ chét có
trên Rận: thường bám vào da cún khiến da chúng bị tấy đỏ và ngứa ngáy khó chịu,
trứng rận thường thấy ở phần lông cún còn những con rận trưởng thành thường bám
vào da cún.
Diệt ký sinh trên cún
Dùng
loại phấn tẩy rận có bán trên thị trường và kèm loại thuốc phun chống rận. Để
diệt được loại ký sinh này thường mất vài tuần.
Rệp,
ve cún: thường bám vào đầu hoặc phần da phía dưới bụng cún, gây ngứa ngáy hoặc
gây bệnh. Loại này cũng thường thấy ở kẽ ngón chân và vành tai của những động vật
nuôi trong nhà.
Nên
chấm dầu hoặc rượu vào lưng của bọ rồi đợi chúng tự rời khỏi da của cún. Nếu
dùng nhíp để gắp bọ ra, cần đảm bảo đã gắp toàn bộ con ve, đừng để đầu bị đứt của
nó còn lại trong da cún.
Hãy cùng nhau chăm sóc cún cưng bạn nhé!
Hãy cùng nhau chăm sóc cún cưng bạn nhé!
Leave a Comment