Cách chăm sóc cún cảnh đúng cách và bảo vệ cún cưng Phần 3
Cách thức chải lông cho cún:
Bộ đồ
chải lông cún gồm: bàn chải, lược, mảnh dạ và khăn sạch.
Trước
khi chải lông cho cún phải đưa cún ra khỏi chuồng, đi dạo quanh một lát, buộc cún
vào cột bằng dây dắt ngắn và kiểm tra mình cún. Nếu thấy cún uể oải, yếu, da bị
xây xước và các dấu hiệu bệnh tật khác, phải báo ngay cho chuyên gia thú y biết
rõ những hiện tượng đó.
Để
chải lông cho cún được thuận tiện, người chải phải đứng ở bên sường trái của cún.
Bắt đầu dùng lược chải lông ở đầu, cổ, đuôi và các chi. Sau đó dùng bàn chải chăm sóc cún cảnh cũng theo đúng trình tự giống như khi chải bằng lược.
Cách thức chải lông cho cún:
Tay
phải cầm bàn chải, còn tay trái cầm cào. Mỗi lần bắt đầu dùng bàn chải ấn nhẹ
và chải vuốt ngược lông lên, sau đó ấn mạnh bàn chải chải xuôi lông trở lại. Cứ
sau 5 – 6 lần chải lại dùng cào để làm sạch bàn chải. Gõ nhẹ cào vào phần dưới
của dây buộc cún cho sạch bụi.
Sau
khi dùng bàn chải chải xong, người ta lại dùng miếng vải dạ ẩm chải lại cho cún
(cách chải cũng giống như khi chải bằng bàn chải) Tuỳ theo mức độ lông cún bị bẩn
mà nhúng miếng dạ vào nước và vắt khô đi để chải.
Mắt và tai cún được lau bằng khăn sạch.khăn siêu thấm
Những
con cún hay bị kích động mạnh, người ta phải cho chúng tập chải lông dần dần,
khi chải phải thận trọng, cố gắng không gây những cảm giác không tốt.
Đặc
biệt thận trong khi chải lông cho cún vào thời kỳ cún thay lông. Nhổ lông cún để
rút ngắn thời kỳ thay lông của nó có thể làm cho cún bị mắc bệnh. Không nên chải
lông cún ngay sau khi cún vừa làm việc xong hoặc khi cún đã ăn no.
Sau
khi chải lông cho cún xong phải quét sạch khu vực vừa buộc cún để chải, lau
chùi sạch bộ đồ chải và cất vào chỗ cũ. Cũng có thể dùng máy hút bụi để làm sạch
lông cho cún.
Chăm sóc cún có bộ lông cứng ngắn
Chu
kỳ chăm sóc cún có bộ lông cứng phụ thuộc vào độ dài của lớp lông. Nếu lớp lông
ngắn, công chăm sóc không nhiều và ngược lại. Khi chải lông cho cún các bạn chọn
lược hay bàn chải lông tơ cứng thích hợp, chải thật nhẹ từ chân lông ra, không
để răng lược hay xơ bàn chải đâm vào da cún.
Khi
gặp chỗ lông bị bết hay rối có thể chải ngược một vài lần trước khi chải bình
thường. Trong khi chải, nên massage nhẹ lên lớp da cún để kích thích các tuyến
mỡ nơi chân lông hoạt động tốt. Các tuyến mỡ có chức năng làm cho lớp lông bóng
mượt và mềm mại.
Khi
chải cho cún, ta lấy đi phần lông chết, rụng. Thông thường ta nên dùng lược
(hay bàn chải) thưa chải trước, tiếp theo chải bằng lược dày và cuối cùng chải
lại bằng lược thưa.
Cún có lông dài và lông xoăn
Về
cơ bản chải lông cho loại cún này không khác gì so với loài cún lông ngắn, chỉ
có điều là phải chải nhiều lần trong tuần, mà lý tưởng nhất là nên chải hàng
ngày. Cún có lông dài thường hay bị vón ở vùng quanh cổ.
Vì vậy
ta càng phải chải thật kỹ bằng lược có răng dài và sau khi chải bằng lược thưa
phải chải lại bằng lược dày hay bằng bàn chải để lớp lông vào nếp.Chăm sóc cún
có lông quăn, lượn sóng cũng tương tự, nhưng thông thường bằng các động tác giật
nhẹ cái lược để gỡ lông rối.
Cún có lông dài và lông xoăn
Các
chú cún lông quá dày và quá dài cần được tỉa bớt. Tỉa lông cún nên thực hiện 3
– 4 tuần một lần và không được làm tổn hại đến bộ lông của chúng. Trường hợp
các bạn lúng túng, tốt hơn hết là mang cún đến cơ sở chăm sóc có chuyên môn bảo
đảm chúng được chăm sóc đúng kỹ thuật.
Việc
làm sạch và chải lông cho cún hàng ngày giúp hệ thống máu tuần hoàn tốt, loại bỏ
lông rụng, tạo cơ hội cho lông mới phát triển, tránh khỏi những mảng lông bám
da bị trầy vì bị thương tích, giúp cún sạch sẽ… Và, điều này cũng gián tiếp chăm sóc cún cảnh và giữ
gìn sức khỏe cho người nuôi.
Leave a Comment