Cách chăm sóc cún cảnh đúng cách và bảo vệ cún cưng Phẩn 2
Tắm, rửa cho cún
Cún
cần tắm cho chúng theo định kỳ nhất định, làm sao chăm sóc cún cưng luôn sạch sẽ, không bị ký
sinh trùng tấn công. Tuy nhiên, nếu như chải lông cún cún càng tiến hành nhiều
càng tốt thì việc tắm cho cún cần có sự cân nhắc nhất định.
Lớp
lông của cún thông thường có đủ chức năng chống chọi với mọi loại thời tiết ẩm,
ướt, nóng, lạnh và luôn được phủ một lớp mỡ bảo vệ và nuôi dưỡng. Thông thường
ta chỉ cần chải và dùng máy hút bụi hút các dị vật (và cả ký sinh trùng) là đủ.
Trường hợp cún bẩn và có mùi hôi ta mới nên tắm.
Tắm, rửa cho cún
Mỗi
lần cho cún đi chơi về mà bị bẩn, bạn nên rửa hay tắm cho chúng bằng nước lã là
đủ. Tắm nhiều cho chúng bằng các loại sữa tắm không đúng chuẩn sẽ làm cho cún mất
lớp mỡ nuôi và bảo vệ lông, làm cho chúng dễ mắc bệnh.
Tắm
cho cún phải dùng các loại dầu tắm, dầu xả chuyên biệt, các sản phẩm trung tính
và chỉ tắm khi thật cần thiết để khỏi làm hỏng bộ lông và da của chúng.
Sau
khi tắm cho cún, cũng nên dùng loại phấn dưỡng cho lông và da cún. Bên cạnh cần
dùng loại thuốc chống ký sinh phun lên lông cún và dọn dẹp chỗ ở của cún. Muốn
lông cún đẹp hơn, nên dùng loại dầu massage tự nhiên cho lông của chúng.
Chải chuốt lông cho cún
Lông
cún phải luôn có lớp mỡ tự nhiên để bảo vệ. Chải lông cho cún không những chống
bẩn, bết mà còn làm cho lưu thông máu của cún tốt hơn.
Do vậy,
nếu cún thường xuyên được chải lông sẽ có cảm giác thỏa mái, thích thú, được
thư giãn. Lông bị bẩn, bết không những gây cho cún khó chịu mà còn làm cho
chúng dễ mắc nhiều chứng bệnh khác nhau. Cún ở bẩn cũng là điều kiện thuận lợi
cho các loại ký sinh trùng độc hại phát triển.
Chải chuốt lông cho cún
Nhiều
giống cún có tập tính thay lông mạnh vào mùa xuân và mùa thu. Trong thời kỳ cún
thay lông các bạn phải dùng các loại lược hay bàn chải thưa để lấy đi phần lông
cũ đã rụng và giúp cho phần lông mới mọc tốt hơn.
Khi
chải lông cho cún, các bạn phải đặc biết chú ý tới những vùng lông có vấn đề
như bết, rụng hay da bị tổn thương. Thông thường nhiều bạn chỉ chải cho cún phần
lông trên lưng và hai bên hông. Nhưng lông cổ, gáy và giữa các chân của chúng lại
là nơi dễ bị bết, vón cục.
Chải chuốt lông cho cún
Cún
không thích động vào vùng bụng và các bộ phận nhạy cảm của chúng. Nếu chạm vào
chúng có thể cắn vào lược, bàn chải hay tay của bạn. Tuy nhiên không thể bỏ qua
các vùng đó được.
Bạn
nào nuôi một con cún, việc chăm sóc bộ lông cho nó lại càng quan trọng hơn. Cún
cùng đàn tự chăm sóc cho nhau trong mối quan hệ xã hội bầy đàn.
Leave a Comment